Trẻ ở độ tuổi mầm non là giai đoạn phát triển rất nhanh về nhận thức, vì vậy phụ huynh và thầy cô giáo cần đặc biệt chăm sóc trẻ thật tốt để trẻ có môi trường thuận lợi nhất phát triển.
1. Ở trường
Các thầy cô nên tận dụng môi trường thiên nhiên, đồ chơi ngoài sân trường đủ để trẻ có thể đi dạo, chơi đùa. Nhà trường nên thường xuyên cải tại và sắp xếp lại, trang bị thêm nhiều cây xanh và đồ chơi ngoài trời để tạo một sân chơi thoáng mát, sạch đẹp, thu hút sự hứng thú của trẻ. Đầu năm, một số giáo viên sợ cháu khóc thường cho các cháu ở trong lớp, đóng cửa lại không cho các cháu ra sân chơi vì sợ các cháu gặp người quen sẽ khóc. Nhưng suy nghĩ như thế là không đúng, trong lớp ngột ngạt, các cháu sẽ bị ức chế, nỗi sợ hãi càng tăng cao. Tại sao mình không cho các bé ra sân trường đi dạo dưới những tán cây để hít thở không khí trong lành? Không khí này sẽ giúp bé thoải mái, tâm lý vui vẻ.
Trẻ chơi một mình
Trong giai đoạn này, trẻ luôn mong muốn được vận động độc lập. Đôi khi thầy cô nên cho trẻ chơi một mình để giúp trẻ hình thành những khả năng tự lập, tư duy, tưởng tượng và sáng tạo độc lập, khả năng tập trung chú ý… Thầy cô có thể để trẻ chơi riêng, nhưng hãy chú ý quan sát các hoạt động của trẻ để đảm bảo an toàn.
– Tô màu, viết chữ và vẽ tranh: Thầy cô hãy chuẩn bị cho trẻ những loại bút chì, bút màu, màu sáp…không độc tính. Hãy để trẻ tô màu và viết chữ thoải mái, tự do ở một nơi yên tĩnh. Thầy cô nên hướng dẫn trẻ một vài thao tác cơ bản và làm mẫu trước khi để trẻ chơi một mình.
– Làm thủ công: Nếu để trẻ chơi một mình, thầy cô hãy chọn các dụng cụ làm các đồ thủ công đơn giản và an toàn như: keo dán, giấy màu, băng keo… Hãy để bé tự do xé và dán bằng tay, không nên cho trẻ dùng dao và kéo để đảm bảo an toàn. Thầy cô cũng có thể để trẻ một mình chơi các trò nặn đất, xếp hình, ghép hình…
– Chơi cùng sách báo: Hãy mua cho trẻ những cuốn truyện, cuốn sách có bìa cứng, nhựa dẻo, chắc chắn để có thể chịu được khi trẻ nhai, xé, ném… Vì trẻ chưa biết đọc nên chủ yếu chỉ xem hình vẽ nên hãy chọn cho trẻ những cuốn sách có hình minh hoạ thực tế, ảnh chụp lớn, sáng và rõ ràng.
– Chơi đồ chơi: Nếu trẻ chơi một mình hãy chọn cho trẻ những đồ chơi trẻ yêu thích nhất. Chú ý lựa chọn đồ chơi an toàn để không gây nguy hiểm cho trẻ.
Chơi cùng các bạn
Tinh thần tập thể và khả năng giao tiếp là những yếu tố rất quan trọng để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì vậy, ngoài những lúc trẻ chơi một mình, thầy cô hãy khuyến khích trẻ cùng chơi với các thầy cô và tạo những điều kiện thuận lợi để các trẻ có thể chơi cùng nhau một cách tự do, thoải mái và an toàn. Những trò chơi này sẽ giúp trẻ hiểu được người khác, gần gũi, thân thiện với môi trường xung quanh. Khả năng giao tiếp của trẻ cũng được tăng cường, trẻ sẽ biết tôn trọng, chia sẻ, nhường nhịn người khác thông qua các trò chơi.
Trò chơi theo nhóm
– Bịt mắt bắt dê: Hãy chọn một không gian sạch sẽ, an toàn, không có vật cản và tổ chức cho các trẻ chơi cùng nhau. Luật chơi đơn giản: cho các trẻ cùng oẳn tù tì, ai thua sẽ phải bịt mắt lại và đuổi bắt các thầy cô.
– Nu na nu nống: Trò này rất đơn giản, vì thầy cô chỉ cần chọn một không gian sạch sẽ và yên tĩnh để trẻ ngồi là được. Thầy cô nên dạy các trẻ bài đồng ca “nu na nu nống” rồi để các trẻ tự chơi với nhau.
– Chơi đồ hàng: Một không gian rộng để các trẻ bày đồ chơi và đi lại thoải mái là cần thiết khi thầy cô tổ chức cho các bé chơi đồ hàng. Trong không gian ấy, các trẻ sẽ đóng vai diễn viên, ca sĩ…, những người lớn thân thuộc với trẻ như: bố, mẹ, ông, bà… vào các vai bác sĩ, cô giáo, người bán hàng, người mua hàng…
– Tìm báu vật: Thầy cô hãy cất giấu trong phòng các đồ vật nhỏ như: gấu bông, bóng, ô tô… rồi tổ chức cho các trẻ đi tìm xem ai tìm được nhiều đồ vật nhất. Người thắng cuộc sẽ được thưởng.
Chú ý khi tổ chức các trò chơi tập thể
– Nên chú ý giám sát khi trẻ chơi với nhau.
– Khi trẻ và các thầy cô chơi mâu thuẫn với nhau, thầy cô làm gương cho trẻ bằng cách: giúp các trẻ giải quyết các mâu thuẫn đó với thái độ ôn hoà, mềm mỏng. Thầy cô cũng nên đối xử công bằng, không nên thiên vị, sẽ gây nên tị nạnh, tranh chấp giữa các trẻ.
– Không nên để trẻ chơi với các thầy cô trong thời gian quá lâu. Thời gian chơi nên chia nhỏ theo ngày, tuần vì chơi với nhau quá lâu các trẻ dễ nảy sinh mâu thuẫn.
– Nếu trẻ không thể và không muốn tham gia các trò chơi tập thể, thầy cô cũng không nên lo lắng. Thầy cô hãy kiên nhẫn, khuyến khích trẻ từ từ tham gia vào các trò chơi khác hoặc cho trẻ chơi những trò mà trẻ thích nhất.
– Thầy cô hãy chọn cho trẻ những trò chơi có quy tắc chơi đơn giản, không mất nhiều thời gian và thích hợp với lứa tuổi của trẻ.
2. Ở nhà
Trẻ em tiếp thu rất tốt khi chơi. Tất cả các bậc cha mẹ đều mong đứa con 3-4 tuổi của mình được chuẩn bị để học chữ. Họ sốt ruột vì thấy trường mẫu giáo cho cháu chơi nhiều hơn học. Ðừng lo lắng! Chơi là chương trình học rất tốt! Tất cả các hoạt động vui chơi sẽ xây dựng cho trẻ khả năng nhận thức, tình cảm, thể chất và xã hội.
Học từ các khối nhựa, gỗ
Những vật hình khối giúp trẻ nhận thức được không gian ba chiều, khái niệm sau này sẽ là nền tảng cho những bài hình học, vật lý, kiến trúc và kỹ thuật. Trẻ mẫu giáo thích tưởng tượng những vật hình khối có kích cỡ to, vừa, nhỏ như đó là bố, mẹ và con. Qua đó, trẻ thể hiện sự hiểu biết về những mối tương quan kích cỡ trong thế giới thật. Các bé gái ít có cơ hội phát triển những kỹ năng quan trọng nếu bọn con trai giành hết các đồ chơi xây dựng. Vì thế, những cô mẫu giáo giỏi thường sử dụng nhiều đồ chơi khác nhau để khuyến thích các bé gái tham gia trò xây dựng. Các bé trai thường xếp những khối to nhỏ với nhau thành lâu đài, con tàu vũ trụ… và hình dung trong đầu một khung cảnh nào đó trên con tàu. Như thế chúng có cơ hội phát triển trí tưởng tượng mà các bé gái thường học qua những trò đóng kịch với búp bê, chơi bán hàng…
Học qua đường nét
Hầu hết trẻ ba tuổi thích vẽ hay viết nguệch ngoạc. Dù với bạn, những đường nét đó là vô nghĩa nhưng chúng lại rất ý nghĩa đối với “tác giả” của chúng. Lúc 4 tuổi, nhiều em bắt đầu vẽ những hình và tranh biểu tượng cho người, cảnh hay những thứ chúng thấy hay tưởng tượng ra. Cũng như việc học từ vựng giúp trẻ suy nghĩ tốt hơn, chuyện vẽ nguệch ngoạc hay vẽ tranh có thể là bước đầu để quan sát thế giới xung quanh. Khi những hình vẽ của trẻ ngày càng phức tạp, chúng cũng chú ý nhiều đến chi tiết và thường hỏi những câu cụ thể hơn, như : “Sao cái đuôi con chó kia ngắn quá vậy?”.
Học khi hát và múa
Hát những bài hát ngắn giúp trẻ 3 tuổi thưởng thức âm thanh của từ và là bước chuẩn bị cho trẻ học đọc sau này. Khi 4 tuổi, chúng có thể hát những bài hát dài hơn, múa những bài múa đơn giản theo nhịp điệu của những nhạc cụ như trống, thanh gõ, và trống lắc. Hát và múa cũng giúp trẻ tự nhiên, linh động và sáng tạo, những điều rất cần ở các lĩnh vực khác trong cuộc sống.
Trí tưởng tượng trong chuyển động
Khi chơi với những đồ chơi như xe hơi, xe tải, máy bay, tàu lửa…, và giả vờ hồi hộp vì tốc độ, trẻ mẫu giáo cảm thấy lớn mạnh và trưởng thành. Khi trẻ tưởng tượng và chơi trò đi xe trên một con đường dài, có thể trẻ đang nghĩ cách vượt qua nỗi lo lắng vì phải xa rời người thân. Một nữ tiến sĩ tâm lý học kể rằng có hai đứa bé trai 3 tuổi suýt bị tai nạn xe hơi. Vài tuần sau, hai chú bé đó diễn lại sự cố kinh hoàng đó trong góc sân chơi ở trường mẫu giáo. Bà nói: “Chơi giúp trẻ vượt qua những phản ứng xúc cảm của nó”.
Chơi ráp hình
Khi chơi ráp hình (với bộ Lego chẳng hạn), trẻ phát triển khả năng suy luận về không gian, quan sát những kiểu mẫu và chi tiết, thực tập sự phối hợp tay và mắt. Chúng sẽ tiến từ những bài tập ráp hình tương đối đơn giản (khoảng 10 miếng lắp ráp) tới những bài tập khó hơn (hơn 20 miếng lắp ráp nhỏ hơn, phẳng, những miếng lắp ráp ăn khớp với nhau). Những bài tập lắp ráp không nên quá khó (sẽ gây bực dọc!) hay quá dễ (gây chán nản!) nhưng nên vừa đủ thách thức trẻ để dạy chúng tập trung và kiên trì giải toán. Nếu cho một nhóm cùng làm, chúng có thể làm được những bài tập ráp hình rất khó, đồng thời trẻ học được các cộng tác và trù tính những chiến lược để giải bài.
Ðộng tác chạy và trèo làm cho trẻ phát triển những kỹ năng thể lý, củng cố cơ bắp và thực tập thế cân bằng. Vì ngoài sân trẻ ít bị giám sát hơn trong lớp nên sân chơi cũng là nơi hoạt động chung để học những bài học có tính xã hội. Ngoài sân, trẻ học cách chia sẻ và thay phiên nhau, bày trò để chơi chung. Khi xung đột nảy sinh, chúng giải quyết bằng cách của chúng, học cách thương lượng và đánh giá khả năng của một nhóm, một “phe”.
Giả vờ đọc
Một số ít trẻ mẫu giáo có thể đọc thật, nhưng thường thì chúng không biết đọc và chỉ thích lướt qua những quyển sách nào có nhiều hình minh hoạ. Trẻ 4 tuổi có thể nghe một câu chuyện nhiều lần rồi “đọc” chuyện đó theo trí nhớ cho bạn cùng lớp. Kiểu đọc giả vờ này, cũng như viết giả vờ, là khúc dạo cần thiết cho việc đọc và viết thực sự. Những lúc ấy, trẻ đang học ba bài học quan trọng: kể chuyện có mở đầu, nội dung và kết thúc; chia sẻ câu chuyện với những người khác; và kết bạn thật sự với sách.